Xem Tai biết bệnh

Xem Tai biết bệnh

Cập

Việc chẩn đoán bệnh ở bộ phận tai ngoài đã có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Các tác phẩm chuyên ngành ở y học qua các triều đại phần lớn đều có ghi chép về: “Quan sát tai”, “Nhìn tai”, “Xem tai”, “Khám tai”, “Linh khu, bản tạng thiên” có viết

                                          PHÂN BIỆT BỆNH Ở TAI
Việc chẩn đoán bệnh ở bộ phận tai  ngoài đã có lịch sử lâu đời ở Trung Quốc. Các tác phẩm chuyên ngành ở y học qua các triều đại phần lớn đều có ghi chép về: “Quan sát tai”, “Nhìn tai”, “Xem tai”, “Khám tai”, “Linh khu, bản tạng thiên” có viết: “Những người tai cao thì thận cao, những người có lõm ở đằng sau tai thì thận thấp, những người tai cứng thì thận cứng, những người tai không cứng mà lại mỏng thì thận giòn”. Thời Minh, Vương Khẳng Đường trong “chứng trị chuẩn thằng” có viết: “Tất cả những người vành tai đỏ bóng trông mơn mởn, những người có vành tai hoặc vàng, hoặc đen, hoặc xanh mà khô khốc trông cứng đo, những người vành tai mỏng và trắng, mỏng và đen đều là thận hư suy”. Da tai và vỏ ngoài của tai là sự thể hiện một phần của toàn thân. Y học hiện đại ví hình dáng bên ngoài của tai là thân hình cơ thể thu nhỏ của con người ta. Mỗi cơ quan tổ chức trong cơ thể con người đều có huyệt vị tương ứng ở trên vành tai, khi các tổ chức cơ quan trong cơ thể con người có thể thay đổi về bệnh lý thì ở những chỗ nào đó trên vành tai sẽ có những biến đổi và phản ứng tương ứng.
(hình vẽ)
Ghi chú các điểm huyệt trên tai:
1- Đỉnh nhọn của tai (nhĩ tiêm); 2- Amiđan 1; 3- Cảm mạo; 4- Điềm trĩ hạch; 5- Đoạn trên của trực tràng; 6- Điểm giảm áp; 7- Gót chân; 8- Bộ phận sinh dục; 9- Niệu đạo; 10- Tử cung; 11- Ngón chân; 12- Mắt cá chân; 13- Giao cảm; 14- Đoạn dưới của trực tràng; 15- Bộ phận sinh dục ngoài; 16- Ruột thừa 1; 17- Phụ kiện; 18- Điểm thở; 19- Thần môn; 20- Bắp chân; 21- Khớp xương đầu gối; 22- Ngón tay; 23- Can dương 1; 24- Mông đít; 25- Điểm viêm gian; 26- Điểm tiểu thần kinh chẩm; 27- Tiền liệt tuyến; 28- Đùi; 29- Hố chậu; 30- Chỗ lõm cửa  nhỏ; 31- Khớp xương hông; 32- Niệu đạo; 33- Bàng quang; 34- Mông; 35- Đầu gối; 36- Điểm huyết cơ; 37- Điểm nhiệt; 38- Bụng dưới; 39- Điểm dị ứng; 40- Hậu môn; 41- Kết tràng; 42- Ống dẫn niệu; 43- Bụng; 44- Thận; 45- Cổ tay; 46- Vành; 47- Can dương 2; 48- Tuỵ đảm; 49- Đoạn dưới trực tràng; 50- Đại tràng; 51- Kết tràng 1; 52- Điểm … bụng; 53- Ruột thừa; 54- Điểm tuyến tuỵ; 55- Điểm sau lưng; 56- Xương sống lưng; 57- Tai ngoài; 58- Tiểu tràng; 59- Hành tá tràng (thập nhị chỉ tràng); 60- Điểm gan; 61- Ngoài; 62- Khuỷu tay; 63- Bụng; 64- Hoàng cách mô; 65- Tai giữa; 66- Điểm thần cung chứng; 67- Điểm tuyến yên dưới; 68- Ruột thừa 2; 69- Vành 2; 70- Thận; 71- Điểm tim; 72- Tùng hiểu hung; 73- Chi điểm; 74- Thực đạo; 75- Thượng vị; 76- Ngực; 77- Vai; 78- Amiđan 2; 79- Tuyến giáp trạng; 80- Bụng dưới; 81- Miệng; 82- Điểm tân nhãn; 83- Dưới nách; 84- Điểm màu nâu; 85- Yết hầu; 86- Đỉnh nhọn; 87- Giữa vách ngăn; 88- Mũi ngoài; 89- Khí quản; 90- Nhánh khí quản; 91- Phổi trên; 92- Phổi bên; 93- Lá lách; 94- Tuyến sữa; 95- Tuyến sữa; 96- Đau; 97- Ngực; 98- Khớp xương vai; 99- Vành 3; 100- Tim; 101- Nhánh khí quản; 102- Cơ điểm ; 103- Trong mũi; 104- Tuyến trên thận; 105- Bụng trên; 106- Tam tiêu; 107- Phổi dưới; 108 Cạnh ngoài phổi; 109- Điểm huyết dịch; 110- Điểm mở rộng nhánh khí quản; 111- Cao huyết áp; 112- Hoóc môn; 113- Tuyến nước bọt; 114- Điểm não; 115- Điểm choáng; 116- Não cau; 117- Tuyến giáp trạng 2; 118- Cổ; 119- Xương quai xanh; 120- Amiđan 3; 121- Tiết nội phân; 122- Mắt 1 (mục: nhìn); 123- Tuyến giáp trạng 3; 124- Thở bình thường; 125- Điểm hưng phấn; 126- Điểm đau răng; 127- Răng; 128- (Trong nguyên bản chỉ “chấm” không ghi chữ); 129- Điểm thần kinh; 130- Điểm phổi; 131- Tuyến yên; 132- Điểm phù phổi; 133- Màng dưới; 134- Trán; 135- Hang, ổ (sào); 136- Vòm họng dưới; 137- Ruột thừa 3; 138- Tuyến giáp trạng 1; 139- Vành 4; 140- Điểm viêm thận; 141- Mắt 2 (mục: nhìn); 142- Điểm tăng áp; 143- Hàm dưới; 144- Lưỡi; 145- Vòm họng trên; 146- Giác (điểm hút); 147- Điểm suy nhược thần kinh; 148- Điểm tê liệt; 149: Mắt; 150- Hàm trên; 151- Vành; 152- Tai trong; 153- Amiđan 4; 154- Vành 6; 155 – Dương.

1. Bí đại tiện

2. Vùng can thũng trái (vùng phù sưng gan trái)
3. Vùng can thũng phải (vùng phù sưng gan phải)
4. Vùng viêm gan
Phương pháp quan sát tai:
1. Thường thì tai trông to dày và nhẵn bóng, không có những gồ ghề nổi lên, các mạch máu ở tai chìm không trông thấy, vành tai nhẵn nhụi, bóng bẩy. Trung y cho rằng vành tai tương đối dài, dái tai to mập, đó là tượng trưng của thận khí sung mãn, khoẻ mạnh. Người có đầy đủ thận khí phần lớn là mạnh khoẻ, sống lâu. Vành tai trông bên ngoài khác thường thì đó là biểu hiện có bệnh. Tai trông khác thường có mấy biểu hiện sau đây:
Chỗ tương ứng của tai có những thay đổi về hình thái, có những hình dạng như có một mẩu lồi nhô lên hoặc thấy có một rãnh lõm vào, có rãnh lõm vào hình tròn, có nổi một đường gờ lên và có những vạch ngang dọc cắt chéo nhau, những sự thay đổi như thế thường thấy ở những người mắc những bệnh  như bệnh gan, bệnh sỏi mật, bệnh lao phổi, bệnh tim, bệnh u nhọt … Như những người bị cứng gan, ở chỗ can khu ở vành tai phần lớn có thể hiện rõ có cục nổi cao lên hoặc mẩu nhô ra, xung quanh trông rất rõ ràng.
Ở bộ phận tương ứng ở tai xuất hiện có những mẩu lồi cao lên cao hơn da ở xung  quanh, thấy có những mẩu mụn đỏ như mọng nước, người ta vãn thường gọi là nốt cơm, nốt sần, màu có thể là đỏ,có thể là trắng, thường thấy ở những người có bệnh như viêm khí quản cấp, mạn tính, viêm ruột cấp, mạn tính, viêm ruột thừa cấp, mạn tính; viêm thận cấp, mạn tính, viêm bàng quan v.v…
Vành tai xuất hiện những kết cấu nhô lên thô ráp, không bằng phẳng, thường thấy xuất hiện ở những người mắc bệnh xương sống ở thắt lưng và xương sống ở cổ tăng sinh.
Trên dái tai có một vết vạch xiên có nếp gấp rõ ràng từ trên xuống dưới về phía sau. Hiện tượng  này có thể chỉ ở một bên dái tai hoặc cũng có thể ở cả hai bên dái tai, thường thấy ở những người mắc bệnh ở hệ thống mạch vành của tim. Có những tài liệu đã nêu rõ là những người bị mắc bệnh ở hệ thống mạch vành tim của tim mà dái tai có những vết vạch xiên có nếp gấp nh thế, tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn so với những người không có những vết vạch xiên có nếp nhăn. Ví dụ: những người bị mắc bệnh ở hệ thống mạch vành của tim mà dái tai có vết vạch nhăn thì tỷ lệ người tử vong trong vòng 8 năm cao nhất, chiếm tới 78%. Những người không bị mắc bệnh ở hệ thống mạch của tim mà dái tai có vết vạch nhăn gấp thì tỷ lệ tử vong trong vòng 8 năm là 72%. Những người có bệnh ở hệ thống mạch vành của tim tương đối nhẹ nhưng không có vết gấp nhăn ở dái tai, thì tỷ lệ tử vong trong vòng 8 năm cũng cao (57%). Kiểm tra kỹ dái tai phát hiện:
Hàm lượng chất prôtêin elasticity ở dái tai thấp hơn so với những người bình thường. Chất prôtêin elasticity trong cơ thể thấp chứng tỏ có sơ cứng động mạch. Sơ đồ châm cứu hiện rõ một điểm nào đó trong nếp nhăn, gấp ở dái tai có liên quan với tim.
Khi mạch máu ở da tai to mập dễ thấy, hiện tượng này thường thấy ở những người mắc những bệnh như: nhánh khí quản dãn nở to ra, bệnh về tim, ách tắc cơ tim, cao huyết áp.
Khi thịt ở dái tai mỏng, trông như màu cà phê, thì thường thấy ở những người bị bệnh thận và bệnh đái đường.
2. Màu vành tai ngoài bóng nhẵn. Thường thì màu tai ngoài trông bóng nhắn hơi vàng và hồng hào, minh màng. Khi cả tai màu trắng thường thấy ở những người bị bệnh phong hàn nặng, hoặc hàn tà (khí lạnh ngoài trời khác thường, dễ gây nên bệnh cho con người) đã vào trong, cũng thấy ở những người bị thiếu máu. Khi cả tai trông màu xanh và đen, thường thấy ở những người bị đau nặng.
Dái tai màu xanh là biểu hiện của sinh hoạt vợ chồng (chuyện buồng the) quá mức.
Vành tai đen cháy khô khốc, là đặc trưng của thận tính khuy cực (tinh dịch từ thấninh ra rất nhiều).
Tai trông đỏ mọng là thiếu dương, bị hoả công (kích), hoặc là gan mật thấp nhiệt, hoả độc bốc lên, cũng có thể là bị viêm tai giữa hoặc do bị ghẻ mưng mủ, bị nẻ gây nên.
Ở mặt sau tai thấy được mạch lạc đỏ, lại có kèm theo cả mang tai bị lạnh, hiện tượng này phần lớn là điềm báo trước sẽ bị lên sởi.
Dái tai thường xuyên đỏ hồng là ở những người thế chất máu nhiều. Do bị hàn, dái tai biến thành màu đỏ tím, như vậy sẽ phát triển, sưng lên thành nhọt, sau thành vết loét, còn dễ thành vẩy, đó là biểu hiện của đường trong cơ thể quá thừa, dễ bị bệnh đái tháo đường.
Trên tai sinh ra vảy mạt vụn bong ở da ra giống như lớp da đường màu trắng, lau chùi không dễ sạch, hiện tượng đó thường thấy ở những người bị những bệnh ngoài da.
Ngoài ra, khi thân thể hoặc tạng phủ có biến đổi bệnh lý, ở những chỗ tương ứng ở trên tai cũng sẽ xuất hiện các phản ứng dương tính biến sắc. Quy luật của nó là: những phản ứng dương tính của những bệnh mang tính chất viêm cấp tính hiện rõ những nốt, những mảng vầng đỏ, sung huyết, lên mẩn mụn đỏ … Những nốt phản ứng dương tính thuộc những bệnh có khí chất mạn tính, phần lớn thể hiện rõ các nốt, các mảng màu trắng hoặc thấy rõ các nốt màu trắng, xung quanh có vầng đỏ … những phản ứng dương tính của những bệnh ung nhọt thể hiện rõ các nốt nhô lên, rồi xuất hiện những hình thái từng nốt, từng mảng màu tro xám.
Đối với những biến màu xuất hiện trên tai, trước hết đem đối chiếu với bên mé đối diện xem ở những chỗ tương ứng có như vậy không (cả hai bên đều có phản ứng dương tính có ý nghĩa chẩn đoán). Lại dùng cái que thăm dò đặt vào đó ấn, người bị ấn đau là phản ứng dương tính. (Phương pháp dùng que thăm dò đặt ấn xem kỹ ở trang sau). Như vậy có thể nâng cao được tính chuẩn xác trong việc “nhìn vào tai quan sát biết bệnh”.
3. Điểm đau trên tai khi ấn vào: Tai cũng giống như một thai nhi đặt ngược. Những bệnh ở lục phủ ngũ tạng, ở tứ chi bách hài (ở trên toàn cơ thể) của con người đều có những phản ứng dương tính ở trên các chỗ tương ứng ở tai.
Điểm đau khi ấn ở tai, nói theo thuật ngữ y học là “phương pháp ấn huyệt ở tai thấy đau”. Sau khi phát sinh bệnh, điểm đau sẽ hình thành, phần lớn là sau khi xuất hiện các triệu chứng mà người bệnh cảm thấy được, sẽ có thể sinh ra điểm đau khi ấn huyệt ở tai, bệnh càng nặng thì điểm đau càng nhanh nhạy. Phản ứng ấn đau trên lâm sàng thể hiện ở chứng viêm, đau cấp tính rất rõ ràng. Bệnh tình càng chuyển biến tốt lên, thì điểm đau cũng càng trở nên nhẹ và tự mất. Khi bệnh đã là mạn tính rồi thì khi ấn không thấy rõ đau như có những nhà chuyên môn đã tiến hành thăm dò (thám trắc) ở 75 ca bệnh nhân viêm gan, phát hiện có tới 61 ca bệnh nhân dương tính ấn đau ở khu gan trên tai, mà trong 151 ca người thường kiểm tra dương tính, khi ấn đau ở khu gan trên tai, chỉ có 4 ca mà thôi.

Phương pháp thao tác ấn đau ở huyện trên tai là: dùng cái cán kim, cái que thăm dò hoặc cái que diêm ấn đều đều vào các huyệt ở tai (xem bản vẽ 1 vẽ huyệt vị trí trên tai), thăm dò tìm điểm huyệt mẫn cảm nhất khi ấn thấy đau. Khi tìm điểm ấn đau, người kiểm tra quan sát thật kỹ những biểu hiện và phản ứng của người bệnh, như có tiếng xuýt xoa, chau mày lại, nháy mắt, né mình … Châm ấn vào mà thấy đau như khi châm kim thì là dương tính. Thăm dò ở chỗ ấn mà thấy có chỗ rãnh lõm sâu, chỗ rãnh lõm sâu đó lại từ từ khôi phục lại như cũ thì là dương tính. Khi châm ấn vào dùng sức phải thật đều, không thể nhẹ hoặc mạnh, để tránh xuất hiện dương tính giả. Điểm phản ứng dương tính tìm ra được đó có thể kết hợp với biểu hiện của cơ thể và đến bệnh viện khám thêm để xác định chính xác là bị bệnh gì. Nhất thiết không được chỉ dựa vào một điểm mẫn cảm nào đó mà định luật ngay là đã mắc bệnh gì.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *