CỬU CA THẬP QUYẾT

Cửu ca thập quyết
1/. Đất cần phải có mười điều:
Một, phải hóa sinh khai trướng; Hai, phải hai tai chọc trời; Ba. Phải râu tôm mắt cua; Bốn, phải bên trái bên phải lượn vòng; Năm, phải thượng hạ tam đình; Sáu, phải sa cước (chân sa) dễ xê dịch; Bảy, phải minh đường sáng sủa; Tám, phải thủy khẩu che chắn; Chín, phải minh đường đón dương; Mười, phải chín khúc quanh co.
2/. Đất có mười điều không được táng:
Một, không táng nơi có đá tảng lổn nhổn; Hai, không táng nơi nước xiết, đầu gềnh; Ba. Không táng nơi rãnh cụt, cảnh tuyệt; Bốn, không táng nơi núi đơn côi; Năm, không táng nơi thần trước miếu sau; Sáu, không táng nơi xung quanh tù hãm; Bảy, không táng nơi núi đồi tản mạn; Tám, không táng nơi phong thủy buồn thảm; Chín, không táng nơi dưới chỗ táng địa hình thấp nhỏ; Mười, không táng nơi thủy khẩu bế tắc.
3/. Đất có mười điều phát phú:
Một, minh đường cao to; Hai, chủ khách ăn ý; Ba, dáng long phục hổ; Bốn, mộc tước như chuông treo; Năm, ngũ sơn cao vút đẹp đẽ; Sáu, nước bốn bề cùng chầu về; Bảy, các núi như đang xê dịch chân; Tám, các đỉnh núi tròn trịa viên mãn; Chín, rồng cao ôm lấy hổ; Mười, thủy khẩu lớp lớp.
4/. Đất có mười điều phát quý:
Một, thanh long song ủng; Hai, long hổ cao sừng sững; Ba, hằng nga thanh tú; Bốn, cờ trống tròn trịa, vuông vắn; Năm, giá bút đặt trước nghiên mực; Sáu, quan cáo phục chung; Bảy, bạch hổ tròn trặn, sống động; Tám, chấm phá thanh long; Chín, bình phong tẩu mã; Mười, thủy khẩu lớp lớp.
5/. Đất có mười điều nghèo:
Một nghèo, thủy khẩu không khóa; Hai nghèo, thủy rơi vào không vong; Ba nghèo, cửa thành lỡ vỡ; Bốn nghèo, nước phá vỡ cái chắn, chảy tuột đi; Năm nghèo, sau lưng gió thốc; Sáu nghèo, tứ thủy đều không có tình; Bảy nghèo, nước phá thiên tâm; Tám nghèo, nước cười róc rách; Chín nghèo, nhìn bốn phía không chổ nào hưởng ứng; Mười nghèo, độc long.

6/. Đất có mười điều hèn:
Một, bát phong (tám hướng gió) thổi vào huyệt; Hai, chu tước tiêu sách; Ba, thanh long bay đi; Bốn, rúc đầu cong đuôi; Năm, thủy khẩu chảy đi đôi ngã; Sáu, trước sau gió thổi xuyên qua; Tám, tả hữu đều không có gì; Chín, núi lở nứt vỡ; Mười, có chủ không có khách.
7/.Hai mươi tám điều cần có:
Long phải sinh vượng và phải nhấp nhô, mạch phải mảnh huyệt phải kín đáo lai long (rồng đến phải trục cục. Đường (bãi trống tước huyệt) phải sáng sủa và bằng phẳng. Sa phải sáng sủa, nước phải ngưng. Núi phải ôm vòng, nước phải chảy quanh, rồng phải ngủ, hổ phải thấp hơn rồng, án phải kề bên, nước phải tỉnh lặng. Phía trước phải quan, phía sau phải quỉ, lại phải gối đầu hai bên nhìn vào nhau. Nước (sông, dòng chảy) phải gặp nhau, thủy khẩu phải đóng mở, huyệt phải tàng phong, lại phải tụ khí, bát quốc không được khuyết, la thành không được chảy tuột đi, núi phải không chổ lõm, nước không được bật trở lại, đường cục phải trọn vẹn, nghiêm chỉnh. Núi phải nhô cao.
8/. Hai mươi tám điều sợ:
Long, sợ hung bạo. Huyệt, sợ khô lạnh. Sa, sợ quay lưng lại (phản bội). Huyệt, sợ gió thổi. Núi, sợ khô cằn nát vụn. Nước, sợ chảy thẳng. Sa, sợ nước tống đi như chuột chạy. Thủy, sợ phân cục chảy nghiêng. Núi đối diện với nhau, sợ ưỡn ngực. Long hổ, sợ chèn ép huyệt. Đường (Minh Đường) sợ lệch lạc, phía trước sợ có giếng cạn, phía sau sợ có nhà cao hơn ; ổ huyệt, sợ bức bối. Đỉnh núi, sợ bát sát (tám sát). Thủy, sợ kiêm bát sát. Núi sợ tọa tiết quỷ. Thủy cục sợ Hoàng tuyền. Long hổ, sợ đứt thân. Minh đường, sợ quá thoáng. Trước huyệt, sợ trung thai. Lai mạch, sợ thừa sát. Cao thì sợ tổn thương thổ ngưu. Thấp thì sợ mạch thoát khí. Mạch thì sợ lộ thai, sợ mòn đỉnh, sợ ướt đầu, sợ chặt chân. Huyệt sợ thừa phong, quan tài, sợ ải tử. Long, sợ nổi nóng. Hổ, sợ thử đường. Trên la bàn sợ hai chữ kim. Lập huyệt thừa khí, sợ hỏa khanh.
9/. Hai mươi hai điều tốt:
Rồng tốt: loan bay phượng múa. Huyệt tốt: tinh thần (trăng sao) tôn trọng. Sa tốt: dựa vào nhau như quân đồn trú. Thủy tốt: sinh động như rắn vừa ra khỏi hang. Long tốt: không bị vương tinh. Huyệt tốt: hung tinh bị chắn. Sa tốt, có chầu có ảnh. Thủy tốt: như rắn vụt qua đường. Loan tốt: đón, tiễn trùng trùng. Huyệt tốt: tàng bát phong. Sa tốt: ngàn đỉnh chen nhau. Sa tốt: hình đẹp như cây cung đặt nằm. Long tốt: như bút khi viết, như giáo khi vung. Huyệt tốt: bốn bên minh đường nghiêm chỉnh. Sa tốt: triều dương (chầu về dương) sông chảy đẹp. Long tốt: như nhà sư tọa thiền. Sa tốt: như người ngồi viết. Thủy tốt: như cây cung lắp tên. Long tốt: có nắp có bệ. Huyệt tốt: có gói có bọc. Sa tốt: có nấm, có quả. Thủy tốt: có đóng có khóa.
Trích từ  “Huyền Nữ thanh nang hải giác kinh”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *