Quan Điểm Về Linh Hồn Trong Tam Giáo




Linh  hồn  là  chủ  đề  mà  sự  bàn  tán  khó  có  hồi  kết  nhất  trên  thế  giới.  Đa
số  con  người  sống  trong  cõi  trần  gian  thì  tin  là  có  linh  hồn,  nhưng  cũng  không
ít  người  không  tin  linh  hồn  là  có  thật.  Trong  bài  này,  tôi  không  tranh  cãi  về
chuyện  có  hay  không  có  linh  hồn,  mà  bàn  về  quan  niệm  và  phương  pháp  thờ
cúng  linh  hồn  của  người  Việt. Ấy  là  tôi đang muốn  so  sánh cách nhìn nhận về  linh hồn và  thế giới bên kia của Phật Giáo khác với Nho Giáo và Đạo Giáo (sau đây xin được gọi tắt là Đạo Nho).

+ Tôi sẽ nói về quan niệm của Phật Giáo trước:

Con người sau khi chết 49 ngày,  linh hồn sẽ siêu  thoát vào  trong không gian bao  la. Kể  từ đó,  linh hồn giống như cánh  chim  tự  do,  lạc  loài,  không  còn  tưởng  nhớ  gì  đến  cội  nguồn  quê  hương  làng  xóm;  trên  trần  gian  dù  có  đang  là  vợ chồng,  cha  con,  thì  sau  khi  chết,  quan  hệ  huyết  thống  cũng  sẽ  không  còn.  Linh  hồn  đến  một  thời  điểm  nào  đó  sẽ  được đầu  thai  trở  lại  kiếp  người,  nhưng  sự  đầu  thai  hoàn  toàn  ngẫu  nhiên  nhờ  vào  thể  xác  của  một  người  đàn  bà  xa  lạ  không cùng  huyết  thống  với  kiếp  trước.  Từ  quan  niệm  đó,  Phật  Giáo  cho  rằng  ăn  chay  để  giảm  tội  lỗi  và  hoả  thiêu  thể  xác  là cách giúp linh hồn siêu thoát được mau chóng nhất.

+ Triết lý âm dương và quan niệm về linh hồn của Đạo Nho:

Yếu  tố khác biệt nhất  trong quan niệm về  linh hồn so với Phật Giáo của Đạo Nho, đó  là  linh  hồn mang  tính  huyết thống, “sống mang họ nhà ai, chết làm ma dòng họ đó”.
Trời đất là hai đại năng lực của Thực tại tối hậu (Đạo). Trời  là năng  lực dương, đất  là năng  lực âm. Âm và dương có  sức  hút  lẫn  nhau  kết  thành  vũ  trụ,  phối  ngẫu  với  nhau  sinh  ra  muôn  loài.  Con  người  cho  dù  là  chế  tạo  đặc  biệt  nhất trong số muôn loài ấy, thì quy luật sản sinh giống nòi, quy luật tồn tại sự sống, cũng căn bản nhờ vào quy luật thu hút và phối ngẫu âm dương giống như trời đất vậy.
Cấu  thành  sự  sống  của  muôn  loài  bởi  hồn,  phách  (vía)  và  thể  xác.  Hồn  phách  ở  thể  khí,  vô  hình,  phụ  trách  các giác  quan  và  hệ  thần  kinh,  kiểm  soát  ý  thức  và  hành  động.  Hồn  phách  có  mối  liên  hệ  mật  thiết  với  trời  đất,  nên  trường thọ; Thể xác ở thể vật chất, hữu hình, được nuôi lớn bằng cách ăn thịt lẫn nhau giữa muôn loài khác và uống nước. Theo thời gian có thể bị thay đổi, hao hụt, tàn lụi, bị môi trường hủy hoại, chuyển thể từ dạng này sang dạng khác. Trong triết lý của Đạo Nho có câu “hữu hình hữu diệt, vô hình bất diệt” là bởi từ suy luận trên. Thực tế khoa học ngày nay cho rằng “hữu hình” không “hữu diệt”. Thể xác sau sự chết sẽ tan dần thành đất, đá, chỉ là sự biến đổi từ dạng này sang dạng khác của  vật  chất mà  thôi. Đồng  thời  “vô hình”  cũng không hẳn  là  “bất diệt”.  Cho  dù  linh  hồn  là  một  khối  nguyên  khí  thì  khi vận động trong bầu khí quyển cũng có thể bị va chạm bởi giông, bão, sấm sét; hoặc va chạm với các linh hồn khác khiến cho  hao  hụt,  phân  tản.  Vậy  thì  về  bản  chất,  vô  hình  chỉ  khác  hữu  hình  ở  chỗ  trong  suốt  nên  không  nhìn  thấy  bằng  mắt thường mà thôi. Hồn  –  Phách  là  hai  trường  khí  âm  dương  có  lực  hút  lẫn  nhau.  Hồn  là  thần  khí,  thuộc  dương,  bay  bổng,  có  nguồn gốc  từ  đất  trời;  Vía  (phách)  là  tinh  khí  thuộc  âm,  lắng  đọng,  tiềm  ẩn  nội  lực,  nguồn  gốc  từ  bên  trong  cơ  thể.  Phách  thu hút  hồn,  hồn  liên  kết  với  Đạo,  Đạo  chuyển  động  ăn  sâu  vào  trong  từng  phân  tử  tế  bào,  duy  trì  quy  luật  vận  hành  của Thực tại tối hậu ngay trong từng phân tử tế bào của cơ thể. Con người gọi quy luật vận hành ấy là sự sống. Người Việt cho rằng đàn ông thì có 3 hồn 7 vía, còn đàn bà thì có 3 hồn 9 vía. Trong đó:
–    3  hồn  là  3  trường  khí  gồm:  khí  trời,  khí  đất  và  khí  do  vạn  vật  sinh  ra.  Cây  cối,  đá  núi  đều  có  linh  hồn,  nơi  đâu núi cao cây cối hoa lá xanh tươi, nếu có thêm cái hang núi thì thể nào cũng được các đạo sĩ lựa chọn để làm nơi tu luyện khí công.
–    9  vía  là  9  tầng  giao  thức  của  hệ  tam  tài  Thiên  –  Địa  –  Nhân:  Trên  các  trang  báo  mạng,  có  nhiều  tác  giả  gọi  tai, mắt,  mũi,  miệng  là  vía,  tôi  e  là  không  đúng?  Bởi  vía  (phách)  được  định  nghĩa  là  khí  âm,  vô  hình,  chứ  đâu  phải  mấy  thứ hữu  hình  ấy?    Tuy  nhiên,  tôi  thừa  nhận  các  bộ  phận  ấy  là  các  cửa  vía,  bởi  7  phách  vía  là  7  tầng  tinh  thức  của  hệ  điều khiển trong cơ thể con người, gồm: Trung ương não bộ và 6 giác quan (xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác, khứu giác). Đàn bà có thêm hai tầng tinh thức là phôi thai và khả năng tự chiết tinh dưỡng chất (sữa) nuôi con, vị chi là 9 vía.  Nhiều  người  do  thiếu  hiểu  biết,  nghĩ  rằng  đàn  bà  9  vía  thì  nặng  nề  hơn  đàn  ông,  nên  cho  rằng  ra  ngõ  mà  gặp  phải đàn  bà  thì  xui  xẻo.  Trên  thực  tế  hai  vía  mà  đàn  bà  hơn  đàn  ông,  là  hai  tầng  thức  tinh  diệu  nhất  của  sự  sống,  mà  đàn  ông xui xẻo không được tạo hóa ban tặng, nên đáng nhẽ gặp đàn bà may mắn hơn đàn ông mới đúng. 7 phách tinh thức của con người có liên hệ với 7 vì tinh tú trong vũ trụ là Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Thái Âm và Thái Dương. Đạo Nho quan niệm, khi con người trút hơi thở cuối cùng, là khi hai dòng âm dương cách biệt, hồn vía tạm thời  không  kết  nối  được  với  nhau.  Hồn  vốn  được  vía  thu  hút  và  điều  khiển,  nay  thoát  ra  tự  do  lang  thang  không  phương hướng, nên dễ bị ngạ quỷ bắt và sai khiến làm những điều tồi tệ, đặc biệt là người chết ra đi trong những giờ được cho là hắc  đạo.  Từ  quan niệm  này,  trước  giờ  nhập  liệm,  nhân  dân  thường  cho  người  nhà  là  nam  giới  ra  đầu  ngõ,  hoặc  trèo  lên nóc  nhà,  tay  cầm  cái  áo,  hay  cái  khăn  của  người  chết  và  nắm  hương  huơ  tứ  phía  hú  gọi  hồn  về  nhập  vía.  Khi  hồn  vía nhập lại với nhau rồi mà không lưu trú trong thể xác nữa, thì được gọi là linh hồn. Như vậy thì có lẽ linh hồn khi ra đi, sẽ mang theo hết thảy sự sống gồm 3 thần hồn, 7 và 9 tinh phách, với bao nhiêu là yếu tố đặc biệt quan trọng như chỉ số IQ (thông  minh),  EQ  (cảm  xúc),  zen,  vv…  Tóm  lại  là  các  yếu  tố  thuộc  về  linh  diệu  nhất  của  sự  sống.  Điều  này  rất  quan trọng, phải hiểu biết để thờ phụng. Tôi sẽ tiếp tục phân tích và bình luận. Sự  sống  muôn  loài  khởi  động  đều  nhờ  thuỷ  và  khí.  Trong  đất  trời,  thuỷ  là  máu  huyết  của  muôn  loài,  khí  là  thần tinh  của  muôn  loài.  Hệ  thống  mạch  máu  trong  cơ  thể  con  người  cũng  có  cấu  tạo  giống  như  hệ  thống  sông  ngòi  trên  mặt đất,  đổ  về  muôn  ngả.  Khí  lưu  thông  theo  dòng  chảy  của  huyết  quản  đưa  thần  tinh  nuôi  dưỡng  đến  từng  tế  bào  trong  cơ thể.  Kinh  mạch  dẫn  huyết  chảy  lưu  thông  thì  khí  điều  hòa,  kinh  mạch  tắc  nghẽn  thì  gây  nên  hiện  tượng  uất  khí.  Huyết chủ  về  tâm,  nuôi  dưỡng  thể  xác;  Khí  chủ  về  tinh  thần  (hồn  phách),  điều  khiển  hệ  thần  kinh  giác  quan,  tạo  nên  thần  thái tính  cách.  Mỗi  người  có  một  mức  độ  âm  dương  mạnh  yếu  riêng,  nên  mỗi  người  sở  hữu  một  trí  tuệ,  mạch  tường,  dung diện,  tinh  ranh…  khác  nhau.  Nói  như  vậy,  nghĩa  là  từ  trước  CN,  người  Bách  Việt  đã  biết:  âm  dương  –  hồn  phách  –    thần tinh,  một  nửa  hấp  thụ  từ  trong  trời  đất,  một  nửa  sinh  ra  từ  đặc  chủng  riêng  biệt  của  muôn  loài,  linh  hồn  của  loài  nào  có chứa đựng  tố chất zen của  loài đó, cho nên con người mới có  sự  tổ chức chôn cất người chết và  thờ phụng  linh hồn  theo quan hệ máu mủ dòng họ. Lại  nói  về  khí,  trong  trời  đất  và  trong  cơ  thể  muôn  loài  không  phải  lúc  nào  khí  cũng  tinh  khiết,  có  nguyên  khí  và cả sa khí. “Nhân chi sơ tính bản thiện”, khi mới sinh ra, linh hồn là một khối nguyên khí lành mạnh. Sa khí là loại khí bị nhiễm  độc mà  hồn  phách  hấp  thụ  phải  do  con  người  ăn  uống,  hay  do  hít  thở  phải  từ  ô  nhiễm môi  trường.   Sự  nhiễm  độc sa khí khiến cho cơ thể lâm bệnh, đau ốm dật dờ, tinh thần trở nên thiếu lành mạnh, không  giữ được “bản thiện” như lúc mới  sinh. Mê  tín  trong nhân dân  cho  rằng  sa khí mang yếu  tố hắc  ám,  là nơi  lẩn  trốn  của ngạ quỷ, nếu  con người  ta mắc phải  sa  khí,  dễ  bị  quỷ  sai  khiến  làm  điều  tội  lỗi  và  càng  làm  điều  tội  lỗi  thì  càng  tích  tụ  nhiều  sa  khí  trong  mình,  ngày càng  dấn  sâu  vào  sai  trái.  Lão  Tử  cho  rằng  người  quân  tử  đứng  đầu  thiên  hạ,  không  nên  dạy  cho  dân  điều  mưu  chước, mà  nên  dạy  cho  dân  ý  thức  lành  mạnh,  sống  hồn  nhiên.  Cai  trị  mà  như  không  cai  trị  gì  cả  mới  đáng  nể.  Bởi  Lão  Tử  cho rằng  thiên  hạ  càng  nhiều  mưu  chước  thì  xã  hội  càng  bất  an,  con  người  càng  chuốc  lấy  nhiều  tội  lỗi,  như  thế  là  không thuận theo tự nhiên. Sự tu hành của Đạo Giáo chính là phép tìm nơi huyệt đạo chất chứa thần khí trong lành của đất trời. Trong tư thế chân đạp đất, đầu đội trời để thu nạp năng lượng sạch, đào thải độc tố của cơ thể, từ đó thu về sức mạnh cho cơ thể. Điều này hoàn toàn khác với quan niệm của đạo Phật là tu để thoát khổ, tức là thoát kiếp thứ hai của con người. Quan  niệm  của  Đông  y,  tâm  chủ  về  máu  huyết,  não  chủ  về  thần  khí,  thận  chủ  về  tinh  khí.  Đặc  biệt  đối  với  nam giới  thận  rất  quan  trọng,  thận  mạnh  khỏe  thì  trai  tráng  cường  lực,  thận  yếu  thì  tinh  khí  suy  nhược,  chuyện  chăn  gối không mạnh mẽ, rất khó có con. Từ  thời  nhà  Chu,  Lão  Tử  đã  nhận  ra  mối  liên  hệ  tự  nhiên  giữa  con  người  với  đất  trời  rằng:  Cơ  thể  được  ăn  uống tốt và năng luyện rèn thì khỏe mạnh, khỏe mạnh thì máu huyết đủ đầy và lưu thông. Huyết sinh tinh khí, huyết đủ đầy thì tinh  khí  (âm  khí)  mạnh  mẽ,  tinh  khí  mạnh  mẽ  thì  có  sức  thu  hút  và  điều  khiển  thần  khí  (dương  khí)  mạnh  mẽ,  khả  năng liên kết, dẫn dụ thần khí của trời đất thâm nhập vào thể xác cao hơn, thần tinh con người nhờ đó mà thông thái tinh ranh hơn. Từ quy luật vận hành của Đạo, Lão Tử viết ra phép dưỡng sinh gọi là khí công:
“Tải doanh phách bão nhất, năng vô ly hồ?
Chuyên khí trí nhu, năng anh nhi hồ?
Dịch trừ huyền lảm, năng vô tỳ hồ?…”
(khiến  cho  hồn  phách  con  người  luôn  được  hợp  nhất  thành  một  khối  và  liên  kết  với  khí  trời,  có  thể  không  lìa  chăng?  Chăm  chú cho hơi thở điều hóa, có thể được như trẻ thơ chăng? Gột bỏ đam mê hão huyền, có thể không bệnh hoạn chăng?). Phép  tu  dưỡng  bản  thân  để  đạt  được  sống  lâu  của  Lão  Tử  rất  dễ  hiểu  và  khoa  học,  đó  là  phương  pháp  điều  hòa dòng  khí  lưu  thông  trong  cơ  thể  con  người  một  cách  sao  cho  đều  đặn  nhịp  nhàng  như  hơi  thở  trẻ  thơ,  các  huyệt  đạo  có thể  đóng  mở  nhịp  nhàng  được  “như  con  mái”,  chứ  không  phải  là  trò  luyện  đan  ra  viên  thuốc  trường  sinh  như  các  đạo  sĩ đời sau bày trò. Thực tế cho thấy, con người ta sống được nhờ bằng ăn, uống và thở. Vậy nhưng xét về mức độ cần thiết thì:  có  thể  không  ăn  cả  tuần mà  vẫn  sống,  nhịn  uống  vài  ngày mà  chưa  chết,  song  chỉ  cần    thiếu  dưỡng  khí  vài  phút  thôi là kết thúc cuộc đời như chơi, từ đó để thấy khí rất quan trong cho sự sống.

+ Tôi sẽ bình luận về hai phương pháp chôn và hỏa thiêu người chết:

Theo  Đạo  Nho,  con  người  có  “nợ  ba  sinh”,  đó  là  ba  kiếp  sống:  Trần  gian,  Địa  phủ  và  Thiên  đường.  Trình  tự  của sự  siêu  thoát  là,  sau  khi  kết  thúc  kiếp  trần  gian,  con  người  sẽ  tiếp  tục  kiếp  thứ  hai  ở  cõi  âm  ti.  Sau  kiếp  sống  ở  âm  ti  thì linh hồn sẽ được siêu thoát lên thiên đàng sống kiếp thứ 3. Mỗi kiếp 100 năm. Tôi không biết  khi xưa các cụ căn cứ vào đâu, chỉ nghe người ta thường nói: một năm ở Thiên đường bằng 36 năm Trần gian; còn 36 năm trần gian thì lại bằng 100 năm Địa phủ. Khi xuống Địa phủ, linh hồn được gọi là ma, sự độ trì của ma trong khuôn khổ gia đình; khi siêu thoát lên thiên đang,  linh hồn sẽ  thành  tiên, sự phù  trì sẽ ở mức độ  rộng hơn, bao  trùm họ  tộc. Những  linh hồn  từng có chức vị xã hội ở kiếp Trần gian, tuy theo khả năng có thể phù hộ độ trì được cho dân lành. Khi linh hồn siêu thoát thành tiên rồi, mộ phần không còn cần đến, có thể dùng để chôn người mới chết. Và sau vòng luân hồi 300 năm của 3 kiếp (quy đổi ra năm trần  gian,  thì  3  kiếp  của  linh  hồn  khoảng  từ  400  –  500  năm),  nếu  linh  hồn  không  phạm  lỗi  đạo,  thì  sẽ  trở  thành  linh  hồn bất  tử,  ngụ  trên  9  tầng mây,  linh  hồn  bất  tử  được  tôn  vinh  là Bụt,  sự  độ  trì  của Bụt  bao  trùm  nhân  loại. Từ  đó  để  đặt  cho chúng ta suy nghĩ, sống làm sao được cho hết 500 năm không tội lỗi để được là linh hồn bất tử khó khăn vô cùng? Quan  niệm  này  hoàn  toàn  khác  xa  so  với  bên  Phật  Giáo  cho  rằng  sau  49  ngày,  linh  hồn  sẽ  siêu  thoát  và  tự  do không còn quan tâm đến cội nguồn ở kiếp trần gian?. Tôi cũng tin trong đất trời có 9 phách giao thức giữa Thiên – Địa – Nhân  và  muôn  loài.  Mỗi  phách  là  một  kho  lưu  trữ  dữ  liệu  về  vũ  trụ  mà,  người  nào  năng  rèn  luyện  sẽ  thu  nạp  được  để biến thành năng lượng cuộc sống của mình! Từ triết lý trên, quan niệm Đạo Nho cho rằng Địa phủ cũng có 7 tầng vía để kết nối thường hằng với 7 tinh phách của  Tạng  phủ  (con  người)  và  với  7  vì  tinh  tú  của  Thiên  phủ.    Sau  sự  dứt  lìa  khỏi  thể  xác,  linh  hồn  không  phải  cứ  thế  là xuống địa ngục được ngay. Mà còn phải  trải qua 7 cửa ngục  thất. Linh hồn  sẽ phải  trải qua chu kỳ  thanh  trọc các  sa khí. Mỗi cửa ngục thất là 7 ngày, chung thất là 49 ngày. Do đó, trong 49 ngày này, vì linh hồn còn chưa chính thức được hóa kiếp để sống cuộc sống mới ở cõi âm ti. Nên mới có tục mời cơm linh hồn ngày hai bữa đủ đầy, bởi người trần gian cho rằng nếu không cúng cơm, linh hồn sẽ bị đói khát vật vờ trước các cửa ngục rất đau khổ xót xa. Linh hồn của người bình thường, sau khi vượt qua kỳ sát hạch 49 ngày, sẽ được bổ nhiệm để có danh phận kiếp thứ 2 trong thế giới Địa phủ. Linh hồn có đức độ cao dày có thể được tiếp tục thăng chức cao hơn ở trần gian và được sắp xếp cuộc sống vương giả; Ngược lại, với linh hồn phạm trọng tội ở trần gian thì có thể bị giam cầm ở tầng địa ngục. Thậm chí khi ở trong địa ngục rồi mà không  chịu  khó  tu  luyện,  tiếp  tục  phạm  tội,  thì  linh  hồn  càng  bị  nhiễm  đầy  sa  khí  khiến  cho  7  tầng  tinh  thức  càng  ngày càng thiếu hụt độ tinh anh, ngu si dần thành linh hồn súc vật. Linh hồn của trẻ sơ sinh thì sẽ được siêu thoát sớm nhất vì không có tội lỗi. Do đó mới có quan niệm rằng bà cô ông mãnh linh thiêng hơn là vì như vậy (bên Thiên Chúa giáo cũng thường  làm  đám  tang  trẻ  sơ  sinh  long  trọng  hơn  người  già).  Tôi  thì  nghĩ,  linh  hồn  nhiễm  nhiều  sa  khí  sẽ  khó  siêu  thoát hơn  những  linh  hồn  chứa  nhiều  nguyên  khí,  nên  phải  ở  lại  trong  đất  lâu  hơn.  Cho  nên  học  sĩ  Thân Nhân  Trung  ở  đời  Lê đã viết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là vì như vậy. Quan niệm thế giới Địa phủ của Đạo Nho chỉ có ngục thất. Trong khi quan niệm của Phật giáo người ta vẽ ra bức tranh “Thập điện Diêm Vương” với những hình thức tra tấn linh hồn man rợ?

Tóm lại, hai đặc điểm khác nhau cơ bản cần bàn trong quan niệm về linh hồn giữa Đạo Nho Giáo và Phật Giáo là:

–    Phật  Giáo:  linh  hồn  sau  khi  chết  49  ngày  thì  siêu  thoát  và  không  còn  là  người  nhà  của  bất  kỳ  ai  nữa.  Sẽ  có  sự đầu thai kiếp người trở lại tại một nơi hoan toàn xa lạ, không liên quan gì đến kiếp trước.
–    Đạo  Nho:  Con  người  có  nợ  ba  sinh,  tức  ba  kiếp  sống.  Linh  hồn  sau  khi  kết  thúc  kiếp  sống  trần  gian,  sẽ  tiếp  tục sống kiếp thứ hai ở địa ngục. Sau kiếp sống địa ngục là kiếp thứ 3 ở thiên đàng. Linh hồn khi sống ở thiên đàng được gọi là  siêu  thoát,  vì  đến  kiếp  thứ  3, linh  hồn  hoàn  thành  chu  kỳ  tu  luyện,  trở  nên  siêu  độ  vĩnh  hằng,  không  còn  đầu  thai  mà trở thành đấng linh tiên, là nguyên khí thần khí phi phàm có năng lực phù trợ của một họ tộc, hay một quốc gia. Đặc biệt, với Đạo Nho, kiếp sống thứ 2 ở Địa phủ không hề là kiếp khổ nàn. Nếu như kiếp Trần gian có sự chuẩn bị  kỹ  càng  về  đức  độ,  về  cơ  sở  vật  chất,  thì  chức  danh  trong  thế  giới  Địa  phủ  sẽ  tương  đương  như  trên  trần  gian.  Những linh  hồn  vô  phước  bị  thất  lạc  mộ  phần,  bị  không  có  người  nối  dõi  thờ  cúng,  thì  có  cuộc  sống  cũng  tương  tự  như  trẻ  mô côi, và người  sa cơ  thất nghiệp  trên  trần gian. Từ đó, người đời mới  sinh  ra chuyện cúng cô hồn ngày  rằm  tháng 7 để hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn của linh hồn. Câu  chuyện  cúng  cô  hồn  vào  rằm  tháng  7  có  cả  trong  Tam  giáo,  nhưng  Phật  giáo  cũng  quan  niệm  khác  với  Đạo Nho.
Lê  Quí  Đôn  đã  viết  trong  “Vân  đài  loại  ngữ”:  «Từ  khi  chuôi  sao  Bắc  Đẩu  chỉ  hướng  Mùi  (tháng  6),  chính  là  tiết Đại Thử,  cho  đến  tiết Bạch Lộ  vào  giữa  tháng Dậu  (tháng  8),  là Thái Âm  thấp  thổ  làm  chủ  khí,  tiết  trời  lúc  ấy mây mưa nhiều, khí ẩm thấp bốc lên…” Đơn  giản  chỉ  là  yếu  tố  “thấp  thổ  làm  chủ  khí’  sinh  âm  vượng,  linh  hồn  thuộc  cõi  âm,  nên  chọn  ngày  âm  vượng nhất  trong  năm  làm  lễ,  thì  dễ  dàng  kêu  gọi  linh  hồn  đói  khát  lên  ban  phát  đồ  ăn,  thức  uống  hơn  mà  thôi.  Sự  cúng  của người  theo  Đạo  Nho  có  mặn  ngọt,  âm  binh  (áo  quần),  gạo  muối,  tựa  hồ  như  người  trên  trần  gian  đi  làm  từ  thiện  tới  trại mồ côi, hay là bố thí cho người ăn xin, chứ không cúng đồ chay như Phật giáo. Trong  khi  thế  giới  Phật  giáo  có  câu  chuyện  bà  Thanh  Đề  để  răn  đe  phật  tử,  rằng  do  khi  sống  trên  Trần gian,  bà  Thanh Đề  độc  ác,  nên  bị  đọa  đày  hành  hạ  ở  kiếp Địa  phủ  (“vu  lan”盂蘭,    nghĩa  là  treo  ngược  lên). Và  nhà  Phật cho  rằng,  các  sư  thầy  cùng  hợp  lực  làm  phép  trong  ngày  rằmg  tháng  7  thì  sẽ  giải  thoát  được  linh  hồn  tội  lỗi  ra  khỏi  địa ngục.
Mục đích tu hành của Phật Thích Ca là thoát khổ. Có lẽ do khi biết linh hồn phải trải qua 3 kiếp sinh tử mới được siêu độ, thì Phật Thích Ca cho rằng kiếp sống như thế thật là khổ nàn lê thê, nên có tham vọng tìm một con đường tắt, để có  thể  rút  ngắn  khổ  lụy. Lúc  đầu  Phật Thích Ca  cho  rằng  nhịn  ăn,  chỉ  uống  nước  để  thanh  lọc  cơ  thể,  hóa  giải  ô  trọc,  thì có  thể  siêu  thoát,  nhưng  rồi  Phật  đã  thất  bại.  Sau  khi  thất  bại,  Phật  chuyển  hướng,  lấy  phép  thiền  kết  hợp  với  ăn  chay  để thực hiện. Phật cũng quyết định cho đệ tử hỏa thiêu thân xác mình, không chôn xuống đất, để không bị hệ lụy gì đến địa ngục,  cắt  đứt  mối  tơ  duyên  với  kiếp  sống  thứ  hai  này.  Giới  Phật  giáo  cho  đó  là  sự  thành  công  của  Phật. Mâu thuẫn ở chỗ là con người biết rõ, kiếp Trần gian là kiếp đọa đày. Nhưng sao lại không tìm cách kết thúc kiếp người  sớm  hơn  để  thoát  khổ,  mà  vẫn  tỏ  ra  rất  yêu  kiếp  người  của  mình,  những  cố  gắng  bằng  mọi  cách  để  được  trường thọ? Trộm nghĩ, biết đâu linh hồn khi sang kiếp sau ở âm ti, cũng lại giống như con người trong kiếp trần gian, dù biết là khổ nàn vẫn muốn tìm cách kéo dài? Nếu quả thực như vậy thì sự cầu nguyện để linh hồn được mau siêu thoát là vô ích? Thậm  chí,  chắc  gì  kiếp  thứ  3  ở  thiên  đường  đã  là  vô  tư  sung  sướng  hơn?  Bằng  chứng  là  trong  lý  thuyết  của  các  trường phái đạo giáo đều cho là trên thiên đường vẫn có thiên ngục đó thôi? Ngày nay, ngành công nghiệp phát triển rực rỡ, bao nhiêu  là  ống  khói  tỏa  đen  ngòm  bầu  trời  thế  kia,  xem  ra  chẳng  ai  đảm  bảo  được  tầng  khí  quyển  ở  nơi  thiên  đường  trong lành tuyệt đối, không có sa khí? Mà mỗi khi đã có sa khí ắt có sự nhiễm độc để khiến cho linh hồn trở nên tội lỗi. Có lẽ thuyết của Lão Tử, “con người bắt chước đất, đất bắt chước trời, trời bắt chước tự nhiên” là sự đúng đắn khó bàn cãi? Khi  xác  định  con  người  ta  có  3  kiếp  sống,  thì  đồng  nghĩa  cần  phải    xác  định,  tổ  chức  dòng  họ  cùng  huyết  thống cũng có 3 thế giới tương tự: Trần gian – Địa phủ – Thiên đường. Sự tổ chức chôn cất theo nghĩa trang gia đình, dòng họ, là đồng nghĩa với quần tụ tập trung linh hồn cùng huyết thống được sum vầy bên nhau trong kiếp thứ 2 ở âm ti; Tổ chức thờ  phụng  tập  trung  theo  họ  tộc,  đồng  nghĩa  với  tổ  chức  kết  nối  7  trường  tinh  thức  cùng  huyết  thống  của  Thiên  đường  -Địa  phủ  – Nhân  gian. Đó  chính  là  nguyên  lý  “âm  phù  dương  trợ” mà  con  người  sống  trên  trần  gian  cần  phải  hiểu  biết  để hành  đạo  cho  đúng  cách.  Như  tôi  đã  phân  tích,  linh  hồn  ở  cõi  thiên  đàng  chưa  chắc  đã  hết  khổ  nàn.  Có  thể  gặp  sấm  sét giông  bão  khiến  cho  bị  phá  vỡ.  Thờ  phụng  theo  dòng  họ  là  để  kêu  gọi,  tập  hợp  trường  khí  cùng  huyết  thống  thành  khối lớn  hơn,  đoàn  kết  vững  bền  hơn,  khả  năng  chống  lại  thiên  tai  và  ngăn  ngừa  sa  khí  cao  hơn,  cũng  như  phù  hộ  độ  trì  linh nghiệm hơn.

+ linh hồn sẽ vô thức sau khi siêu thoát ?

Nếu  quả  như  vậy  thì  sự  thờ  phụng  của  dòng  họ  trở  nên  vô  nghĩa? Nói  dại mồm,  nếu  là một  linh  hồn  tội  lỗi,  thì  có lẽ  nên  hỏa  thiêu  để  cho  hồn  trở  nên  vô  thức  với  quá  khứ,  đó  là  một  cách  giải  thoát.  Nhưng  nếu  linh  hồn  là  một  bậc  hiền tài thì hỏa thiêu là sự phá vỡ nguyên khí, làm cho mất đi tính linh thiêng, sự “âm phù dương trợ” e là không còn ?! Chôn là hình thức để cho thể xác tan hòa dần vào trong đất một cách tự nhiên, linh hồn được trải qua kiếp tu luyện trong  đất,  các  tầng  phách  vốn  âm  tính,  sẽ  có  cơ  hội  hấp  thụ  tinh  túy  của  đất,  lực  âm  được  nuôi  dưỡng  mạnh  lên,  từ  đó năng  lực  hút  hồn  càng  lớn.  Linh  hồn  khỏe  khoắn  sẽ  trở  nên  siêu  phàm  khi  sang  kiếp  sống  thiên  đàng.  Nhưng  điều  quan trọng  là  chôn  thì  cơ  hội  bảo  toàn  được  IQ,  EQ  và  zen  của  linh  hồn  một  cách  chắc  chắn  hơn,  từ  đó  mà  khả  năng  phù  trợ cao hơn cho người thân trong gia quyến.
Khi  tôi  đem  vấn  đề  ra  bàn  luận,  có  người  thắc  mắc,  nếu  không  hỏa  thiêu  mà  cứ  chôn  dài  dài  thì  lấy  đất  đâu  cho con người sống trên trần gian?
Đó  là  vì  người  thắc mắc  hiểu  chưa  tới  ngọn  ngành mà  thôi. Đạo Nho  cho  rằng  khi  linh  hồn  đã  tu  luyện  đủ  3  kiếp, đã  thực  sự  siêu  thoát  sang kiếp  thứ 3  là kiếp không cần nương nhờ vào vật chất,  thì  thể xác hay  lăng  lăng mộ không còn cần thiết (khoảng 36 – 50 năm Trần gian), có thể sử dụng để chôn cất người mới chết khác.  Sự  phôi thai  ở  kiếp  Trần  gian  là  đầu  tiên  và  duy  nhất.  Kiếp  thứ  2,  3  không  gọi  là  phôi  thai  nữa,  mà  chỉ  là  sự  tinh  luyện  nguyên khí của Trời Đất mà thôi.
Sự  phù  trợ,  thực  chất  là  khi  con  người  đứng  giữa  luồng  nguyên  khí  âm  dương  có  sự  tương  đồng  về  huyết  thống, hoặc  về  một  vài  yếu  tố  tương  tác  được  lẫn  nhau  của  từng  nhóm  hồn  phách,  thì  sẽ  dễ  dàng  lĩnh  hội  được,  thâu  nạp  được luồng  nguyên  khí  phù  hợp  với  cơ  địa  của  mình,  từ  đó  mà  làm  cho  hồn  phách  mạnh  mẽ  lên,  tinh  ranh  hơn.  Và  trường nguyên  khí  ấy  mạnh  nhất  khi  có  sự  thờ  phụng  tập  trung.  Nên  nhớ  là  “âm  phù,  dương  trợ”,  nghĩa  là  âm  mới  có  năng  lực phù hộ, dương chỉ là hỗ trợ thêm mà thôi. Nếu bỏ qua sự chôn thì lấy đâu âm để “phù”?
Điều  quan  trọng  là  bạn  hãy  hiểu  thờ  phụng  trước  hết  là  vì  lợi  ích  của  chính  bản  thân  mỗi  con  người  trong  kiếp Trần gian!

+ Tôi nói thêm một chút về vấn đề thiêu hóa vàng mã:

Khi  xưa  ở  bên  Trung  Quốc  từng  có  chuyện  vua  chết  thì  không  những  chôn  theo  vàng  bạc  châu  báu,  mà  các  hậu, phi cũng đều phải chết theo để vua có người hầu kẻ hạ ở dưới cõi âm ti. Sau thì tự bản thân các vua thấy hành động đó là thất đạo, nên đã đổi sang bắt các hậu, phi phải vào tu trong chùa không được lấy ai cho đến hết đời. Ở nước ta thì không có lệ đó, nhưng các hoàng hậu hầu như cũng đều tự nguyện vào chùa đi tu sau khi vua băng hà, ít có người tái giá. Sách  “Việt  Nam  phong  tục”  của  Phan  Kế  Bính  chép:  “Khi  tắt  hơi  rồi,  lấy  chiếc  đũa,  để  ngang  hàm,  bỏ  một  vốc gạo  và  ba  đồng  tiền  vào  miệng.  Nhà  phú  quý  thì  dùng  ba  miếng  vàng  sống,  chín  hạt  châu  trai,  gọi  là  ngậm  hàm”.  Ấy cũng  là  hình  thức  gửi  của mang  theo  cho  người  chết. Tuy  nhiên  thứ  ấy  rất  nhỏ,  gọi  là  hình  thức,  tránh  bỏ  nhiều  sẽ  khiến kẻ gian nổi lòng tham mà quậy phá mồ mả.
Tục  trên  là  do  quan  niệm  linh  hồn  còn  có  đủ  6  giác  quan  của  con  người,  nên  nhân  dân  nghĩ  rằng,  kiếp  thứ  hai  do thể  xác  tuy  đã  chết  nhưng  vẫn  còn  hình  hài,  linh  hồn  chưa  dứt  hẳn  được  những  ham  muốn  tục  trần  như  ăn,  uống,  tiêu pha,  vv…  Nhưng  nhân  dân  cũng  nhận  thức  rằng  do  linh  hồn  không  còn  thể  xác,  nên  chỉ  cần  nhìn  thấy  hình  ảnh  và  ngửi thấy  mùi  vị  thôi  là  được  rồi,  từ  đó  mà  sinh  chuyện  cúng  tiền  vàng  in  trên  giấy.  Cúng  xong  thì  chẳng  dùng  được,  đương nhiên phải  thiêu hóa. Vàng mã cúng cô hồn  thì đốt ngoài ngã ba đường; vàng mã cúng gia  tiên  thì đốt  trong góc sân kẻo cô hồn cướp mất.

Riêng  việc  thiêu  hóa  kim  ngân  chắc  chắn  không  nghi  ngút  đến  độ  cháy  chùa,  cháy  nhà  như  bây  giờ?  Thiết  nghĩ, việc  đóng  quan  tài  sơn  son  thếp  vàng,  xây  huyệt  mộ  gạch  men  cao  cấp  chắc  chắn,  cũng  là  tương  đương  với  xây  nhà  đổ trần  bê  tông  trên  Trần  gian  rồi,  hà  cớ  còn  phải  đốt  mỗi  năm  một  ngôi  nhà  để  làm  gì?  Hưởng  thụ  làm  sao  cho  hết?  Theo “Việt  Nam  phong  tục”  của  Phan  Kế  Bính  thì  trước  kia,  nhân  dân  nghèo,  khi  chôn  thậm  chí  không  có  quan  tài,  mà  phải bó  chiếu,  nên  thường  làm  nhà  ma  bằng  tre  và  rơm,  hoặc  bằng  giấy,  cùng  các  thứ  vật  dụng  cũng  đều  bằng  giấy.  Sau  khi chôn thì hỏa thiêu luôn ngôi nhà và các vật dụng giấy đó, coi như tài sản đã được mang theo. Nhưng chỉ một lần đó thôi. Còn sau này mỗi năm có cúng giỗ thì đốt bổ sung thêm một chút kim ngân với số lượng tương tự như chúng ta trên Trần gian mỗi lần về thăm quê thì biếu cha mẹ một ít tiền, quà vậy thôi. Còn kiểu đốt vàng mã như các doanh nhân nhiều tiền ngày nay, nhà cửa, ô tô, xe máy mà mỗi năm đốt ba bốn lần thì người thân quản lý thế nào? Xe đốt xuống nhiều thế đậu ở đâu? Hãy suy nghĩ thử coi, con người trên trần gian, nhiều tiền quá chắc gì đã an toàn, sung sướng?


Nho giáo  là  sự  triển  khai  phần  “Đức”  của  Đạo giáo,  cho  nên  có  sự  tương  đồng  về  quan  niệm,  không  gây  ra  mâu thuẫn đáng quan ngại. Chỉ có Phật giáo là thế giới quan rất khác so với Đạo Nho. Do đó mà tôi cho rằng các dòng họ cần cẩn trọng, chỉ nên lựa chọn một trong hai, hoặc là thờ cúng theo Đạo Nho; hoặc là thờ cúng theo Phật giáo, bởi nếu theo cả  hai  tôi  e  là  mâu  thuẫn,  phúc  họa  khó  lường.  Phúc  họa  ấy  tôi  cho  rằng  đang  xảy  ra  trước  mắt.  Nhà  số  đẹp,  xe  số  đẹp, chủ nhân cúng bái thường xuyên mà tai hoa vẫn hoàn tai họa, ngày càng nhiều tai họa ?!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *