ĐI TIM GOC TICH BUA LAO

Đi tìm gốc tích bùa lèo

Nông Huyền Sơn

                                                              Ngôi nhà của Mó Kheng
Có một điều trùng hợp khá lạ là, 4 quốc gia khu vực Đông Nam Á liền kề có núi mang tên “Voi” đều được xem là nơi linh khí hội tụ, gồm: Núi Tượng tức ngọn Liên Hoa Sơn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, Việt Nam; Núi Bokor (núi Voi), tức ngọn Tà Lơn ở Kampot, Vương quốc Campuchia; núi Suthep ở Cheangmai, Thái Lan và núi Phou Kao thuộc tỉnh Campassak, Lào. Bốn địa danh đó đều được giới pháp sư chọn làm nơi tu luyện pháp thuật. Trong đó, ngọn Phou Kao được xem là nơi tu luyện của giới pháp sư Lào mà người Việt thường gọi là “thầy bùa Lèo”.
Một số bậc trưởng lão ở khu vực phía Nam thường kể cho con cháu nghe nhiều giai thoại bí hiểm về những pháp sư Lèo đeo ba chiếc bị (gọi là ông Ba Bị) chứa bùa, ngải đi tìm ma khắp thế gian. Đến nơi nào có người bị ma ám, pháp sư dừng lại trừ tà, bắt ma nhốt vào bị rồi tiếp tục hành trình. Khi tìm đủ số ma, thầy bùa Lèo trở về núi huấn luyện chúng thành công cụ phục vụ cho mình. Mỗi năm, thầy bùa Lèo đi bắt ma một lần. 

Dù một số người cho rằng đó là mê tín dị đoan nhưng bùa Lèo vẫn tồn tại như một tôn giáo giữa lòng xã hội Việt suốt nhiều thế kỷ.

Thầy mó dưới chân núi Phou Kao

Theo sự hướng dẫn chi tiết của thầy Ba Quốc ở Tịnh Biên, An Giang, chúng tôi đi Pakse bằng chuyến xe bus thương hồ khởi hành tại quận 12, TP HCM.

Cách nay 50 năm, thầy Ba Quốc được sư phụ giới thiệu sang Champassak (Lào) thọ giáo một pháp sư Lèo tên Thỏm, tu luyện tại một hang động trên dãy núi Phou Kao. Học được 3 năm chưa ngộ hết các bí pháp, nghe tin mẹ mất, thầy Ba Quốc từ giã sư phụ Thỏm trở về quê nhà thọ tang. Thọ tang xong, khi trở lại Phou Kao thì sư phụ Thỏm đã viên tịch.

Bạn đồng khóa của thầy Ba Quốc – một người Lào gốc Việt – tên là Kheng trở thành người kế tự. Do chưa học hết các bí pháp như thầy Ba Quốc, thầy Kheng rời núi lấy vợ, sinh con. Suốt nửa thế kỷ qua, thầy Ba Quốc và thầy Kheng vẫn thường xuyên qua lại, thăm nhau. Dù không học hết các bí pháp nhưng thầy Kheng vẫn hành nghề pháp sư để trị tà ma cho cư dân bản địa.

Từ Pakse, chúng tôi thuê xe gắn máy đi hơn 45km đến khu vực Wat Phou cạnh chân núi Phou Kao. Nhờ  tấm giấy ghi địa chỉ bằng tiếng Lào, chúng tôi được người địa phương chỉ dẫn đến tận ngôi nhà sàn của thầy Kheng. Một người phụ nữ trạc 60 tuổi vận trang phục Lào từ trong nhà đi ra, chắp tay thốt “sabadie” (chào) rồi sau đó xua tay lia lịa vì không hiểu tiếng Việt.

Thất vọng, chúng tôi phải trở về Pakse tìm người phiên dịch. Anh Phú – một người Lào gốc Việt ở Ban Luang, Pakse tình nguyện làm phiên dịch miễn phí cho chúng tôi.

Ngày hôm sau, chúng tôi trở lại ngôi nhà của thầy Kheng. Người phụ nữ hôm qua là vợ của thầy Kheng cho biết, thầy đã xách bị đi tìm ma suốt một tháng nay chưa về. Tuy vậy, Ượi Kheng vẫn cho chúng tôi biết rất nhiều thông tin bổ ích về bùa Lèo.

 Một căp quả Val ka ly phủl bên trái (và đực)

Bà cho biết, với người Lào, bùa phép chú ngải (tạm gọi là pháp thuật) là một phần không thể thiếu trong đời sống thường nhật. Dân Lào không xem pháp thuật là mê tín dị đoan mà là một thứ tín ngưỡng song hành với Phật giáo vốn được xem là quốc giáo. Họ xem Phật giáo là cứu cánh phần hồn cho kiếp sau tốt hơn kiếp này, còn pháp thuật là cứu cánh cho phần xác của kiếp này. Vì vậy ở Lào, đi đâu cũng gặp bùa. Mỗi người Lào có ít nhất 1 dây “cà tha” (bùa hộ mạng, cứu nạn) trong người.

Mỗi làng, xóm ở Lào có ít nhất 1 “thầy mó” (pháp sư). Riêng khu vực Phou Kao này có ít nhất 20 thầy mó. Bà nói ngày xưa ở đây có hàng trăm thầy mó nhưng do cần tiền, nhiều thầy bỏ nghề, bỏ làng ra chợ để làm giàu. Ai chấp nhận làm thầy mó phải chấp nhận cảnh nghèo khổ, cơ cực. Khi đã giàu thì pháp thuật hết linh nghiệm. Sư tổ đã dạy như vậy.

Vùng này có nhiều thầy mó vì có ngọn núi Phou Kao linh thiêng. Giới pháp sư Lào xem ngọn núi Phou Kao là nơi người trần gian có thể hấp thu linh khí từ cõi trời. Vì vậy, có dạo thầy mó ở các nơi khác khăn gói về đây, leo lên đỉnh Phou Kao tìm hang đá làm am tu luyện.

Val Đồ Thuol 
Sau năm 1980, chính quyền không cho người dân tự tiện vào núi để bảo tồn quần thể di tích Wat Phou. Các thầy mó rời núi chọn đất hoang quanh vùng cất chòi lá định cư. Bây giờ, thầy mó không còn nhiều nhưng cũng đủ giúp dân làng không bị các “phí” (linh hồn xấu) phá rối, yên tâm sinh sống. Bà Kheng khoe, nhiều người là bác sĩ cũng tìm đến thầy Kheng xin trục “phí” ra khỏi người để tránh chuyện xui xẻo.

Kết thúc cuộc trò chuyện, Ượi Kheng đã cho chúng tôi địa chỉ của nhiều thầy mó nổi tiếng ở Champaksak. Khi chúng tôi xin chỉ đường tìm vào hang động tu luyện năm xưa của sư phụ mó Thỏm. Ượi Kheng lộ vẻ kinh sợ, xua tay lia lịa bảo không nên. Khi chúng tôi đưa ra một lá bùa do thầy Ba Quốc tặng, Ượi Kheng mới yên tâm, chỉ đường tận tình. Ượi Kheng không quên cho chúng tôi mượn 1 con dao đi rừng.

Cũng may, anh Phú đã từng là một thợ rừng, giờ đang sống bằng nghề chạy xe 3 bánh ở Pakse.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *