NHÀ ĐỐI DIỆN NHÀ THỜ, CHÙA CHIỀN

Nhà đối diện chùa chiền, nhà thờ

Nhà xung khắc Âm – Dương, nhà đối diện chùa chiền, nhà thờ, các cơ sở tôn giáo…     Thường thì người ta nghĩ khi xây nhà mà ở gần chùa chiền, nhà thờ,…thì tốt chứ sao! Chẳng những được ở gần Phật, Thánh, Chúa…để các vị phù hộ, giúp đỡ cho; vả lại cũng không sợ ma quỷ đến phá phách vì oai lực của Thần Thánh trấn giữ thì có gì mà không tốt.
    Thực ra thì từ ngày xưa, ông bà ta có câu “Góc ao đao đình” hay “Góc ao dao đình” để chỉ một trong những cấm kỵ về phong thủy nhà cửa là không nên ở gần chùa chiền, miếu mạo, đình miễu…Lý do là vì ở chùa thường có Phật tử đến gửi bài vị hay tro cốt ở nhà linh.Sau khi chôn thì người thân thường có gửi thêm hình ở chùa; thế nên người đã mất ngoài một “biệt thự” ổn định, lâu dài ở khu đô thị “thành phố buồn nghĩa trang” thì cũng có một căn hộ chung cư cao cấp ở chùa (lýdo mình gọi là căn hộ là vì mỗi người có 1 ô vuông để hình trong 1 cái kệ cao cao giống như ở tầng cao) Lúc nào buồn buồn họ cũng có thể khóa cửa nhà biệt thự để qua ở căn hộ cao cấp này. Mà dĩ nhiên là phải có hình ở đó thì các ông thần hộ pháp giữ chùa – tượng hai ông mặt dữ dằn đằng đằng sát khí dựng ở hai bên hông trước cửa chính của chùa (gọi nôm na là security hay bảo vệ) mới cho vào vì là chủ sở hữu chứ không họ cũng không cho vào đâu vì lý do sợ quấy rối trật tự trị an “chung cư chùa” chứ không phải là chùa thì muốn ra vô lúc nào cũng được đâu.
    Vậy nên cũng khuyến khích mọi người đầu tư cho ông bà quá cố của mình thêm một căn hộ cao cấp ở chung cư chùa. Vì lý do là ở đây một ngày được phục vụ 2 bữa ăn trưa-chiều, được nghe kinh, nghe nhạc Phật Om Mani Pade Hum; tối còn được xem TV; cải lương; nghe đọc kinh trước khi đi ngủ. Vậy quả xứng đáng gọi là “cao cấp” phải không? Còn nếu chỉ cấp cho ông bà một căn biệt thự ở khu đô thị “thành phố buồn” thì thường một
năm 1 lần mình mới làm đám giỗ mời ông bà về ăn hay tiết Thanh Minh mới ra nhổ cỏ, tảo mộ, dọn vệ sinh cho căn biệt thự của ông bà thì ông bà quanh năm bị nhịn đói hay nhà ở bị dơ bẩn…
    Do đó ở chùa cũng thường xuyên tập trung mật độ dân cư hồn ma đông. Dù nơi đây tập trung nhiều ma hiền do tối ngày được nghe kinh, tu tập nên thuần tính nhưng mà tính tình con người thì “nhàn cư vi bất thiện” nên cơm no ấm cật, dễ rậm rựt đi chơi. Thường thì các chùa chỉ cúng ăn 2 bữa trưa, chiều; nhất là các chùa theo phái Nam Tông Phật Giáo

Nguyên Thủy thì thường chỉ cúng bữa trưa nên lúc nào không ăn các vong đói bụng, hay
đi dạo chơi vòng quanh các nhà xung quanh chùa để quậy phá.
    Thường thì các vong thích quấy phá nhà đối diện cửa chùa vì dễ đi lại nên các nhà đối diện dễ bị phá phách nhất. Còn các nhà bên hông hay sau lưng chùa thường ít bị hơn vì ma cũng làm biếng nhảy qua tường hay đi đường vòng xa nên ma thường dễ đến “thăm” nhà đối diện nhất.
    Vì thế nếu chúng ta để ý nhà đối diện cửa chùa thường không buôn bán được gì vì mấy con ma hay quấy rối, khách muốn ghé vào mua hàng mà tự nhiên thấy khó chịu, không thoải mái trong người nên chạy xe đi luôn nên cửa hàng thường ế khách. Chỉ trừ các nhà nào bán nhang đèn,…thì còn sống được vì ma luôn khuyến khích ai bán gì có lợi cho họ thôi.


Cách hóa giải:

    Bên cạnh cách dùng bát quái có thần mộc trấn ngay cửa, lau nhà bằng nước quế pha loãng, đun bếp than làm không khí trong nhà ấm áp hay trồng xương rồng như ở bài nhà đối diện nghĩa trang có trình bày thì còn 2 cách sau.
    Thứ nhất, có thể dùng gương tráng thủy đặt ở phòng khách, xoay cho mặt soi nhìn hướng ra đường. Theo lời lý giải thì người chết đi vẫn có thể nhìn thấy được cái bóng lờ

mờ của mình ở trong gương khi soi. Do đó khi nhà nào có người xấu số qua đời tại nhà thì người nhà lập tức dùng vôi, phấn vẽ hay trét lên gương để cho gương dơ. Là vì người chết rồi nhưng thần thức có khi vẫn níu kéo cuộc sống dương gian, chưa biết hay chưa tin là mình đã mất đi nên khi thấy vợ con khóc lóc thương tiếc mình thì họ chỉ muốn gào thét lên là tôi vẫn còn ở đây và chạy đến gương để nhìn hình của mình trong gương xem có hình bóng hay không. Khi thấy gương dơ bẩn, họ khó chịu muốn lấy tay bôi đi phấn, vôi trên bề mặt gương thì phát hiện là mình không thể bôi xóa như khi còn sống nữa, đến lúc đó mới hiểu là mình đã chết, nên buông xả mà ra đi chứ không nên nuối tiếc nữa. Hiện nay nhiều nhà khi có tang lại không hiểu nguồn gốc sâu xa của việc ông bà ta dạy dùng phấn, vôi bôi lên các tấm gương, cửa kính trong nhà nên cũng bắt chước nhưng sợ là dơ kính nên dùng giấy báo dán che lại; kỳ thực là hiểu sai ý ông bà dạy dẫn đến việc làm không có ý nghĩa gì hay cho là đó là mê tín dị đoan.
    Vì người chết vẫn thấy bóng lờ mờ ở trong gương nên khi ma đi vào nhà đối diện chùa để “thăm” thì thấy trong phòng khách có sẵn con ma khác đang có sẵn trong nhà (tức là cái bóng của mình) nên bỏ sang nhà khác để chơi; chứ không phải thấy liền nhảy vô làm quen chơi cho có thêm bạn đâu.
    Thứ 2, có thể dùng đèn pha cực mạnh chiếu rọi vào nhà, chiếu thẳng vào mặt tiền nhà vào ban đêm để tạo một lớp ngăn cách không cho người âm vào nhà. Thỉnh thoảng đi ở ngoài đường, nếu để ý các bạn có thể thấy có nhiều nhà không bật đèn ở trong nhà rọi ra vườn hay cổng mà lại bố trí đèn ở ngoài vườn hay ngay cổng mà chiếu ngược ánh sáng vào cửa nhà thì đừng ngạc nhiên. Mấy căn đó thường là đã có “khách không mời mà tới”
viếng thăm mấy lần nên chủ nhà mới bố trí như vậy..
    Nói thêm về miếu, miễu thì miếu là nơi thờ thành hoàng trong làng, xã; nói chung là những người có công với đất nước, nhiều người, ví dụ như Miếu Bà Chúa Xứ,…còn miễu là những cái am nhỏ dựng gần mép đường thường là để nhân dân địa phương cúng những người chết trẻ, chết oan mà người ta tin là chết linh hay hiện hồn về; miễu thì ta hay thấy hai bên đường nhất là những đoạn đường oan nghiệt hay xảy ra tai nạn giao thông, ví dụ
như Miễu Ba Cô ở đường đèo đi lên Đà Lạt. Nói chung thì đình, miếu là nơi thờ cúng thần nên bình thường thì cũng ít cô hồn, ma quỷ nào xuất hiện ở gần; trừ những ngày rằm, lễ lớn thờ cúng thì ngoài cúng thần linh thường có thêm cúng bố thí cho cô hồn, dạ quỷ,.nên người âm tụ tập về xung quanh và phía ngoài đình miếu cũng không ít. Miễu thì dĩ nhiên là nơi thường xuyên người âm xuất hiện rồi. Riêng về nhà thờ thì tùy, chúng tôi không theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành nên không rành lắm. Hình như ở một số nhà thờ thì có cho gửi cốt, hình vào – nếu như vậy thì cũng giống như ví dụ chùa chiền đã nói ở trên; còn nhiều nhà thờ thì hình như không.
    Nếu như nhà đối diện nhà thờ nào chỉ chuyên tổ chức đám cưới thì đó là cát địa rồi; mấy ông chồng thường xuyên thấy đám cưới thì được nhắc nhớ “ngày đó chúng mình…”, làm sao dễ tơ tưởng hình bóng khác..
    Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ mới xét theo Loan Đầu Hình Thể, nếu muốn biết tốt hay xấu còn phải xem thêm về Lý Khí, tức xét theo Tam Nguyên mới thật sự tỏ tường. Theo người xưa trên 100 bước chân là khoảng cách hợp lý an toàn khi ở gần nhà thờ đển chùa miếu mạo (khoảng 70m).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *