Đền Chầu bà Đệ Tứ ( Gia Lâm )

(  Cổng ngoài mới được xây lại )


 ( Chầu đệ Tam  )

(  Cung cấm thờ Chầu Đệ Tứ  )

(  Tượng Thờ Chầu Lục )

Các đền thờ  Chầu Đệ Tứ 
——————————————————————————
01 – Đền Chầu Đệ tứ ( Đền chính ) : Làng Kim Cốc xã Hoàng Diệu huyện Chương Mỹ 
Bản tích : Theo tài liệu thì tại xã Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang xưa (nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội ) có ông tù trưởng tên là Đặng Công Thành kết duyên cùng bà Lý Thị Ngọc. Ông bà vốn là người tu nhân tích đức, luôn làm việc phúc cho nhân dân trong vùng. Ông bà sinh được 5 người con trai. Sau khi chồng mất bà ở vậy một mình nuôi dạy các con trưởng thành.Sống trong chế độ tàn bạo của quân nhà Hán, bà sớm nuôi ý chí yêu nước và truyền dạy tấm lòng yêu nước cho các con. Khi các con đã khôn lớn, mẹ con bà đã vận động nhân dân trong vùng xây dựng đồn binh, ngày đêm luyện tập quân sỹ, tích luỹ quân lương. Khi nghe tin Thái thú Tô Định đem quân về đàn áp bà đã cùng các con lãnh đạo quân sỹ chiến đấu tiêu diệt hàng trăm quân giặc. Do không cân sức mẹ con bà đã phải lui quân về chùa Hương, khôi phục lại lực lượng.

Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà cùng các con cất quân về tụ nghĩa. Thấy mẹ con bà có khí phách phi thường thì Hai Bà Trưng mừng lắm và phong cho bà là Lý Thị Ngọc Ba – ý muốn tôn sùng lãnh tụ khởi nghĩa đứng đầu là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc Ba.
Sau khi tế cờ ở Hát Môn, Hai Bà Trưng xung trận, các đạo quân đều tả xung hữu đột, chống trận vang trời, quân Tô Định bị bại trận, nghĩa quân Hai bà thu phục được 65 thành.
Trưng Trắc xưng vua, Trưng Nhị được phong là Bình Khôi Công chúa và bà Lý Thị Ngọc Ba được phong là Chiêu Dung Công chúa. Sau chiến thắng, bà được Hai Bà Trưng thưởng tiền và phong cho vùng đất Kim Cốc làm đất thang mộc.

Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho nhân dân trong vùng làm ăn xây dựng quê hương. Tương truyền, vào một hôm (ngày 6 tháng chạp) trời đất bỗng mây mù kéo đến, gió cuộn lên cả một vùng sông Đáy, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên, gió lặng chờ mãi không thấy mẹ con bà trở về, biết mẹ con bà đã hoá, Hai Bà Trưng vô cùng cảm kích nên lệnh cho dân trong vùng lập miếu, xây đình để thờ phụng mẹ con bà.

Kể từ đó, để tưởng nhớ đến công lao của bà và các con nhân dân trong vùng lấy ngày mùng 6 tháng chạp hàng năm là ngày giỗ cùng là ngày hội của dân làng Kim Cốc. Dưới thời Lê Trung Hưng, vua đã từng cử đại thần về đây làm lễ dâng hương để tưởng nhớ công lao của bà và các con.
02 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Phủ Dầy ) : Đền ở Phủ Dày cũng ko phải là quê hương của bà
 mà là ngài làm Khâm Sai trong tứ phủ thánh chầu nên đền thờ riêng được lập gần Phủ Giầy
04 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Gia Lâm – Hà Nội )
05 : Đền Chầu Đệ Tứ ( Thuộc Hà Trung – Thanh Hóa ) : Nơi chầu Đánh giặc
—————————————————————————–  
Date : 15.01.2011

Tham gia : admin / Thái ( Tuyên Quang )
photo : mantico
—————————————————————————–
Các bạn có tư liệu về đền chầu vui lòng PM lại cho blog nhé 
Chân thành cảm ơn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *